• Bảng Thuyết Trình Flipchart

    Flipchart

  • Bảng văn phòng cao cấp

    Bảng văn phòng cao cấp

  • Snowalker

    Hung Phat Loi Board

  • Howling

    www.bangchongloa.net

  • Flipchart

    Flipchart Board

SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH - BẢNG TỪ GIÁO DỤC - BẢNG VĂN PHÒNG - BẢNG HUỲNH QUANG - PHỤ KIỆN BẢNG - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Quy nhơn chọn mua Bảng tương tác ở đâu

  1. Độ ổn định tương tác: Do tấm nền tương tác được gắn liền với màn hình tivi nên phần tương tác của tivi khó bị lệch hơn. Ngược lại, đối với bảng tương tác, nếu máy chiếu không được gắn cố định thì mỗi lần sử dụng người sử dụng sẽ phải căn chỉnh lại tương tác bảng. Việc này có thể mất từ 1-10 phút tuỳ công nghệ bảng và kỹ năng người căn chỉnh.   
  2. Giá thành: Tivi tương tác có giá thành cao hơn bảng tương tác rất nhiều. Nếu một bộ bảng tương tác 82 inch (có kèm CPU core i3 và máy chiếu xa) rơi vào khoảng 40-60 triệu thì một bộ tivi tương tác (có kèm CPU nhỏ gọn gắn sau màn hình) có thể lên tới 200 triệu.
    Tuy nhiên, tivi càng nhỏ lại càng rẻ. Loại tivi nhỏ 50-64 inch rơi vào khoảng 90 – 130 triệu. Loại 42 inch lại chỉ có xấp xỉ 40-60 triệu mà thôi, tuy nhiên loại này quá nhỏ cho hầu hết các lớp học. Giá bảng tương tác thì ngược lại, thường không rẻ hơn đáng kể khi mua kích thước nhỏ.   
  3. Ảnh hưởng tới mắt: Do sử dụng bóng hình chiếu hậu nên  ánh sáng đi trực tiếp từ bóng hình đến mắt học sinh. Việc sử dụng tivi tương tác để giảng dạy trong thời gian dài sẽ gây mỏi mắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Máy chiếu sử dụng ánh sáng phản xạ nên không gây ra các hiện tượng này. 
Giá thành và ảnh hưởng tới mắt là 2 yếu tố quyết định để người mua sử dụng bảng tương tác thay cho tivi tương tác. Đi kèm với giá thành cao của tivi là rủi ro cũng cao hơn. Môi trường học tập càng năng động thì khả năng học sinh chạy va vào (hoặc đâm thẳng vào thiết bị), ném đồ chơi, cầm compa chạy đâm vào, hoặc đôi khi là tò mò nghịch ngợm thiết bị, gây trục trặc hỏng hóc càng cao. Trong khi đó hầu hết các hành động này đều vô hại với bảng tương tác (trừ 1 số loại sử dụng công nghệ cũ). Hơn nữa, các trường cũng thường khó thuyết phục phụ huynh cho con tham gia các lớp học có tivi tương tác hơn (“Ở nhà nó đã xem hoạt hình cả ngày rồi, giờ đến trường lại xem tivi nữa thì không được”) 
Kết luận: 90% thời gian, bạn nên sử dụng bảng tương tác trong các lớp học của mình. Chỉ nên sử dụng tivi tương tác cho các phòng học nhỏ cho khoảng 8 học sinh trở xuống do lúc này bạn chỉ cần tivi tương tác loại nhỏ, có giá thành tương đương với bảng tương tác.

2. Tương tác bằng bút hay bằng tay? 

Các bảng tương tác công nghệ cũ thường yêu cầu 1 loại bút đặc biệt để có thể sử dụng. Tôi không khuyến khích bạn sử dụng loại bảng tương tác này trong lớp học, đơn giản là vì bút rất dễ bị mất và bị hỏng trong khi giá bán của cả 2 loại bảng là như nhau. Chi phí thay thế của 1 chiếc bút có thể lên tới hơn 1 triệu và thường thì bạn phải chờ vài ngày đến 2 tháng (nếu hàng không có sẵn tại Việt Nam hoặc đã bị ngừng sản xuất) để đặt bút thay thế. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng bảng tương tác trong lớp học. Một số loại bút tương tác có chứa phím tắt để giúp việc sử dụng được thuận tiện hơn, nhưng thường thì các chức năng của chúng hướng đến việc sử dụng trong doanh nghiệp nhiều hơn là trong lớp học.   
Ngoài ra việc sử dụng bút tương tác cũng làm mất khả năng tương tác đa điểm. Tuy có loại bảng tương tác cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc (phổ biến từ 2-4 người) nhưng lại không cho phép dùng các thao tác quen thuộc trên máy tính bảng như zoom bằng 2 ngón tay, xoay ảnh…   
Kết luận: Bạn nên sử dụng bảng tương tác cảm ứng bằng tay. Nếu cơ sở giáo dục của bạn đang sử dụng bảng tương tác bằng bút, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng nhưng hãy lựa chọn bảng tương tác cảm ứng bằng tay cho những phòng học tiếp theo của bạn. Đừng lo lắng vì tất cả các phần mềm và nội dung bài giảng của bạn đều vẫn sẽ sử dụng được bình thường trên bảng tương tác cảm ứng bằng tay.   

3. Bảng tương tác điện trở, từ hay hồng ngoại? 

Bảng tương tác điện trở sử dụng công nghệ tương tác giống với những chiếc điện thoại thông minh đời đầu (như dòng điện thoại O2 cách đây khoảng 10 năm). Hiện tại công nghệ này đang dần bị xoá bỏ do độ nhạy tương tác kém và lớp màng tương tác dễ bị ngoại lực tác động làm hỏng. 
Bảng cảm ứng từ ít phổ biến hơn tại Việt Nam và thường cũng đòi hỏi bút cảm ứng để sử dụng. Độ bền và độ chính xác của nó tốt hơn hẳn so với bảng tương tác điện trở nhưng đắt hơn và do ít phổ biến nên người dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trường hợp thiết bị bị trục trặc, hỏng hóc cần linh kiện thay thế… 
Bảng cảm ứng hồng ngoại sử dụng các tia hồng ngoại để tạo thành một ma trận phía trên mặt bảng. Khi người dùng tương tác với bảng sẽ làm đứt gãy các tia hồng ngoại này. Bảng tương tác dựa vào đó để xác định được vị trí tương tác. Loại bảng tương tác cảm ứng hồng ngoại hiện đã đạt được độ chín về công nghệ nên có giá thành rất hợp lý, độ bền cao, tính chính xác và tốc độ tương tác đều tốt. 
Kết luận: Là một thiết bị công nghệ nên rõ ràng bạn không nên chọn những công nghệ bảng tương tác thông minh đã cũ, lỗi thời. Bảng tương tác hồng ngoại là sự lựa chọn rất rõ ràng ở đây. 

4. Bảng tương tác hay máy chiếu tương tác? 

Khác với bảng tương tác, máy chiếu tương tác chỉ yêu cầu 1 mặt phẳng bất kỳ để chiếu hình ảnh và tương tác, chứ không cần phải có bảng. Máy chiếu tương tác thường là loại máy chiếu thông thường được nhà sản xuất gắn thêm 1 mô-đun camera hồng ngoại. Camera hồng ngoại này sẽ nhận tín hiệu từ bút cảm ứng để xác định vị trí tương tác của người dùng. Nhược điểm của loại này giống như với bảng tương tác sử dụng bút, tuy nhiên việc mua 1 chiếc máy chiếu tương tác rẻ hơn so với việc mua 1 bộ máy chiếu + bảng tương tác. Máy chiếu tương tác cũng có tính cơ động cao hơn bảng tương tác nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn này.    
Một số nhà cung cấp cũng bán riêng camera hồng ngoại để gắn vào máy chiếu, giúp biến nó thành máy chiếu tương tác.  
Kết luận: Máy chiếu tương tác phù hợp hơn với các lớp học cho học viên lớn, khi chiếc bảng chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho việc thuyết trình, chứ không phải cho học viên tương tác trực tiếp với nội dung (ví dụ như các lớp đại học, các buổi hội thảo…). Với các lớp học dành cho học viên nhỏ tuổi, bảng tương tác thường sẽ thích hợp hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bảng tương tác cho các lớp học cố định của mình và có 1 chiếc máy chiếu tương tác khi cần di chuyển.   

5. Bảng tương tác hay mô-đun tương tác? 

Mô-đun tương tác, hay còn gọi là bảng tương tác di động, thực chất là công nghệ đời tiếp theo của máy chiếu tương tác. Ngoài mô-đun camera gắn trên máy chiếu, dòng bảng tương tác này còn có 1 mô-đun phát chùm tia hồng ngoại giúp xác định vị trí cảm ứng mà không cần tới bút chuyên dụng, nhờ đó cho người sử dụng tương tác được bằng tay. 
Bạn gắn mô đun phát tia hồng ngoại này lên một mặt phẳng và hướng máy chiếu và camera hồng ngoại vào đó, nó lập tức trở thành một mặt phẳng tương tác được. Mô đun tương tác này có thể được gắn cố định lên tường hoặc lên mặt bảng trắng hiện có và biến nó thành bảng tương tác, hoặc bạn cũng có thể dễ dàng chuyển nó qua lại giữa các phòng học khác nhau. Lợi điểm của loại bảng này là tiết kiệm được chi phí làm mặt bảng nên có giá thành rẻ hơn, lại có thể tận dụng bảng trắng sẵn có trong lớp học để có thể vừa tương tác lại vừa viết vẽ được bằng bút viết bảng thông thường.    
Kết luận: Mô-đun tương tác ứng dụng công nghệ mới là một lựa chọn thay thế đáng giá cho bảng tương tác truyền thống. Bạn nên hỏi nhà cung cấp của mình để được tư vấn thêm về loại bảng tương tác này.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được tất tần tật về các công nghệ bảng tương tác phổ biến hiện có trên thị trường Việt Nam hiện nay và có thể chọn được cho mình một chiếc bảng tương tác thông minh phù hợp cho cơ sở giáo dục của mình! 
Mọi thắc mắc xin tư vấn về sản phẩm, Quý khách hàng liên hệ đến chúng tôi
Công ty TNHH SX&TM Hưng Phát Lợi
54 Nguyễn Trung Trực - Tp Quy Nhơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU